Quy trình và công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Ngày đăng: 09/06/2023 01:31 PM

Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tại các thành phố lớn đã thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà chung cư, nhiều khu chung cư được xây dựng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu an cư lập nghiệp của người dân. Theo các số liệu thống kê, mỗi năm có 1 triệu dân số đô thị gia tăng và còn đang tăng dần. Chung cư là nơi tập trung số lượng lớn cư dân sinh sống, kèm theo đó là sự phát sinh nhiều vấn đề môi trường hơn đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Xử lý nước thải sinh hoạt là điều kiện tiên quyết giúp giải quyết các vấn đề môi trường hiện nay, bởi vì các tòa nhà chung cư đang là mô hình căn hộ rất phát triển trong những năm gần đây và vẫn phát triển trong tương lai.

1. Nguồn gốc và thành phần trong nước thải sinh hoạt

    - Nguồn gốc: Nước thải sinh hoạt được phát sinh ra từ những quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người như tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh, nấu ăn, .... đây là nguồn nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. 

    - Thành phần: 

  • Các chất hữu cơ: protein (40 - 50%), hydratcacbon (40 - 50%), tinh bột, xenlulo và chất béo (5 - 10%). Các chất hữu cơ khó phân hủy chiếm 20 - 40%
  • Chất vô cơ chiếm 40% gồm đất, cát, ...
  • Các chất bẩn, cặn bã, dầu mỡ
  • Chất tẩy rửa, chất độc hại từ vệ sinh, rửa sàn nhà, ...

Tác hại từ việc không xử lý nước thải sinh hoạt

  • Cacbonhydrat khi bị phân hủy làm giảm nồng độ oxy, khiến lượng DO giảm gây ra mùi khó chịu.
  • Chất rắn lơ lửng làm thay đổi màu sắc của nước là nguyên nhân làm mất cảnh quan tự nhiên.
  • Các vi sinh vật gây nên các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

2. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt

  • Bước 1: Điều hòa và ổn định pH
  • Bước 2: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hóa sinh học
  • Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng
  • Bước 4: TIêu diệt các vi khuẩn có hại sức khỏe
  • Bước 4: Xử lý bùn thải

 

 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

 

 

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt:

  • Xử lý hiệu quả các chất có nồng độ ô nhiễm cao;
  • Chi phí đầu tư thấp, chi phí trang thiết bị ít tốn kém;
  • Tính tự động hóa, tiết kiệm thời gian vận hành.
Zalo
Hotline