Tạp chí khoa học The Lancet Planetary Health vừa công bố một nghiên cứu rằng số dân của Ấn Độ sẽ là 1,6 tỉ trước năm 2050, và để có đủ nước sạch cho tất cả mọi người sử dụng thì phải cắt giảm đi 1/3 lượng nước sử dụng hiện tại.
Nhưng một mâu thuẫn khác lại xảy ra trong nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới là khi dân số tăng sẽ kéo theo việc gia tăng lượng tiêu thụ thực phẩm, từ đó lại tạo ra thêm áp lực đối với nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu trong nông nghiệp.
Theo kết quả ước tính đến năm 2050, 70% tổng lượng nước sử dụng ở Ấn Độ sẽ được sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp tăng 20% so với mức 50% như hiện nay.
Để tránh tình trạng đó, Điều cần làm trong hiện tại là Ấn Độ cần phải đổi mới phương pháp canh tác và chuyển sang việc ăn uống những loại thực phẩm tiêu thụ ít nước hơn để tránh tình trạng khang hiếm nước.
“Ở Ấn Độ, tỉ lệ nước sạch cho sản xuất nông nghiệp vốn dĩ đã cao rồi”, ông James Milner, người đứng đầu nghiên cứu, nhận xét.
“Những thay đổi dù nhỏ trong chế độ ăn uống hằng ngày, cũng có thể giúp giải quyết được thách thức trong việc phát triển một hệ thống lương thực bền vững trong nước”, ông Milner nói thêm.
Làm theo giải pháp của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới thì lượng nước sạch bị tiêu thụ có thể giảm được đến 30% bằng việc giảm tiêu thụ các sản phẩm từ sữa và gia cầm, lúa mì thay thế là các loại trái cây và rau.
Thay thế các loại trái cây cần nhiều nước như nho, ổi và xoài bằng các loại cây họ đậu và những loại cây cần ít nước tưới hơn như dưa, cam và đu đủ trong chế độ ăn uống.
Không những giúp tiết kiệm nước, chế độ ăn uống này sẽ làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư, bên cạnh đó còn giúp góp phần bảo vệ hành tinh thông qua việc cắt giảm 13% lượng khí thải nhà kính.
Theo thống kê từ Viện Tài nguyên Thế giới vào năm 2011, Ấn Độ chính là nước tạo ra khí thải nhà kính từ việc chăn nuôi và trồng trọt đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Brazil và Mỹ.
Cũng theo dữ liệu báo cáo từ chính phủ Ấn Độ, ngành chăn nuôi của nước này chiếm gần 2/3 tổng lượng khí thải nông nghiệp, nguồn khí thải chủ yếu đến từ phân chuồng và việc sản xuất thức ăn chăn nuôi.