Xử lý nước thải chăn nuôi là yếu tố không thể thiếu khi chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay. Việc xử lý nước thải trong chăn nuôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh lây lan, giảm mùi hôi thối, bảo vệ môi trường sống, tránh gây ô nhiễm môi trường. Không những thế, chất thải chăn nuôi sinh ra khí đốt trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi còn mang lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Cùng Trấn Vũ tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc xử lý nước thải trong chăn nuôi được quan tâm hiều nhất hiện nay.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra, khái niệm về nước thải chăn nuôi dùng để chỉ nguồn nước thải được xả ra từ quá trình chăn nuôi, bao gồm chăn nuôi theo hộ gia đình hay trang trại.
Nguồn gốc nước thải chăn nuôi được phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà…. Dẫn chứng rõ hơn là theo thống kê thì ngành chăn nuôi nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 20-30% một con số khá lớn.
Trong đó nước thải phát sinh từ nuôi heo là nhóm có số lượng nước thải xả ra môi trường là cao nhất và việc xử lý nước thải chăn nuôi heo cũng khó hơn. Song nước thải từ số lượng lớn như thế cũng gây áp lực không nhỏ lên môi trường nên chúng ta cần phải được quan tâm xử lý ngay lập tức.
Tiêu chuẩn cần thiết trong xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải đều có những tác động tới môi trường và đời sống con người. Theo đó để đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của con người thì bộ tài nguyên và môi trường đã đưa ra những quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể đối với loại nước thải chăn nuôi này. Yêu cầu các hộ gia đình, trang trại chăn nuôi phải có trách nhiệm thực hiện và làm đúng theo quy định được ban hành theo văn bản QCVN 62-MT:2016/BTNMT.
Quy định này được áp dụng cho tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành chăn nuôi. Có liên quan đến việc xả nước thải ra hệ thống thoát nước công cộng. Trong quy định có nêu rõ về giá trị tối đa của chỉ số ô nhiễm trong nước thải có thể tiếp nhận. Giá trị đó tính theo công thức Cmax = C x Kq x Kf.
Trong công thức đó có các giá trị được quy định như sau:
C là giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi đã được phân tích.
Kq là hệ số nguồn nước thải tiếp nhận
Kf là hệ số lưu lượng của nguồn nước thải.
Cụ thể hơn thì một số chỉ số bạn có thể xem theo bảng dưới đây:
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi của Việt Thủy Sinh bao gồm các bước sau:
Trong quy trình xử lý nước thải chăn nuôi trại heo Việt Thủy Sinh không chỉ là xử lý nước thải với mục đích xả bỏ vứt đi mà tận dụng nguồn thải để tái sử dụng, tiết kiệm, mang lại giá trị cho trang trại theo hướng sinh thái bền vững.
Việt Thủy Sinh là một trong những đơn vị có thâm niên lâu đời trong lĩnh vực xử lý nước thải chăn nuôi, đội ngũ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng. Mức giá cạnh tranh nhưng đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi từ nhỏ lẻ đến trang trại với quy mô lớn.
Có rất nhiều cách xử lý nước thải chăn nuôi tuy nhiên trong nội dung bài viết này thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các phương pháp đang được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay:
Hầm biogas có tên gọi khác là hầm phân huỷ yếm khí, là một trong những cách xử lý nước thải chăn nuôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ việc hạn chế lượng nước thải bừa bãi, chuyển hoá các khí độc hại như CH4, CO2, H2S,… và thay cho nguồn nhiên liệu đốt hoặc điện năng thắp sáng. Ngoài ra, chất thải bùn cặn bã trong hầm biogas được tận dụng làm phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất để tăng năng suất cây trồng đáng kể.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ vì những trại chăn nuôi gia súc lớn sẽ không nào xử lý nước thải triệt để bằng phương pháp này mà cần được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bài bản hơn.
Đây cũng là mô hình đem lại hiệu quả xử lý nước thải cao, thân thiện với môi trường và làm đẹp cho cảnh quan. Chi phí đầu tư cho công trình khá thấp, quy trình không quá phức tạp với nguồn nguyên liệu đã có sẵn.
Đầu tiên, nguồn nước thải từ quá trình chăn nuôi heo sẽ đi qua các thanh chắn rác nhằm giữ lại chất thải có kích thước lớn rồi mới tiếp tục di chuyển vào bể lắng và xử lý. Sau khi nước thải đã lắng đọng thì sẽ chuyển hướng sang bể thực vật thủy sinh và tiến hành phân hủy các chất hữu cơ – vô cơ rồi tạo thành phân bón cho thực vật sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
Đệm lót sinh học là công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đem lại hiệu quả tích cực, có tính ứng dụng cao vì quy trình dễ và có chi phí đầu tư thấp.Với thành phần nguyên liệu xử lý đơn giản như trấu, mùn cưa hoặc những chế phẩm lên men được sử dụng rộng rãi làm đệm sinh học nhằm tiêu hủy mùi hôi. Phương pháp này giúp đồng hóa các chất phức tạp thành các chất có lợi ích riêng nhờ có sự tham gia của các vi sinh vật có lợi cùng với các yếu tố sinh học khác.
Thay vì ứng dụng các mô hình xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính truyền thống, thì chúng ta sẽ bổ sung thêm các ngăn thiếu khí kết hợp xen kẽ với các ngăn hiếu khí để có thể loại bỏ và đồng thời cũng loại bỏ các chất hữu cơ và nitơ.
Với cách xử lý này, quá trình nitrat hóa sẽ thực hiện owr ngăn hiếu khí, nhằm tăng hiệu quả thì quý khách có thể cải tiến ngăn thiếu khí bằng cách chia dòng vì như thế sẽ tận dụng được nguồn cacbon trong nước thải chăn nuôi dùng cho quá trình khử nitrat, hiệu quả xử lý nước thải thủy sản, gia cầm, chăn nuôi cũng cao hơn rất nhều
Phương pháp xử lý này thực chất là một dạng thiết bị sục khí kéo dài. Ưu thế lớn nhất của phương pháp này là vận hành đơn giản, tiêu tốn ít năng lượng, tạo ra ít bùn nhưng vẫn xử lý đồng thời hữu cơ, vô cơ và Nitơ trong nước thải.
Hiện nay, mương oxy hóa đang được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải chăn nuôi tại các trang trại quy mô nhỏ. Do đặc tính khử được nitơ nên các trang trại quy mô lớn có thể tham khảo phương pháp này.
Xây dựng hệ thống xử lý với quy trình đúng chuẩn nhưng khi vận hành, một số cơ sở, trang trại không chú ý, đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra. Một trong số nguyên nhân phổ biến nhất là không kiểm soát được hoạt động của vi sinh.
Vi sinh thì cần được nuôi cấy trong môi trường phù hợp và phải tuân thủ các yếu tố cần thiết về độ pH, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn… Chỉ khi vi sinh vật hoạt động tốt thì hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm nước thải mới cao. Chính vì vậy, các nhà vận hành cần chú ý đến chất lượng vi sinh đồng thời nắm được các lưu ý cần thiết trong quá trình nuôi cấy.
Trên đây là các tổng quan và các phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi mà Môi Trường Trấn Vũ tổng hợp được. Một hệ thống xử lý nước thải tối ưu không chỉ đem lại sự thuận lợi khi chăn nuôi mà còn mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Để đầu tư hiệu quả vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, hãy liên hệ ngay với Công ty chúng tôi.
Khi có nhu cầu thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống xử lý hoặc bảo trì và sửa chữa thiết bị máy móc quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRẤN VŨ qua Hotline: 0917837179, Email: info@moitruongtranvu.com, để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TRẤN VŨ
Copyright © reserved. Designed by Nina Co.,Ltd